Case Study là gì? 4 bước để trình bày một Case Study

Case Study là gì? Tại sao Case Study lại trở nên phổ biến trong thời gian gần đây? Làm sao để trình bày một Case Study hiệu quả?

Case Study là gì?

Theo ngôn ngữ khoa học, Case Study phương pháp, hoạt động nghiên cứu sâu về một tình huống, sự vật, sự việc cụ thể, khác với các cuộc điều tra và thống kê trên quy mô lớn.

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu hẹp phạm vi nghiên cứu của vấn đề, và người thực hiện có thể dễ dàng tìm kiếm, thu thập thông tin về Case Study hơn.

Case Study phổ biến trong những ngành nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tâm lý học, nhân chủng học, sinh thái học. Và gần đây hơn, Case Study được sử dụng rất nhiều trong việc marketing, bán hàng online.

Case Study và marketing

Tính ứng dụng thực tiễn rất cao khiến Case Study trở nên cực kì phổ biến. Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu khoa học, giờ đây Case Study đã được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau.

Lợi ích của Case Study với Marketing

Tạo ra lợi thế so với đối thủ của bạn

Một khách hàng đã thu được nhiều giá trị vượt mong đợi nhờ sử dụng dịch vụ/sản phẩm của công ty bạn? Bạn còn ngần ngại gì mà không đưa ví dụ này thành một Case Study thành công trong quá trình giới thiệu đến các khách hàng khác?

Trong Case Study này, bạn nên trình bày quá trình khách hàng ấy lựa chọn, sử dụng sản phẩm, thu hoạch được hiệu quả gì, … Đừng quên khéo léo chứng minh: họ có được kết quả tích cực là nhờ sử dụng sản phẩm của công ty bạn. Những thông tin, hình ảnh, số liệu cụ thể sẽ mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp bạn so với đối thủ.

Tăng uy tín của bạn lên nhiều lần

Thử tưởng tượng xem, nếu không chỉ một mà hàng chục Case Study thành công khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Điều này chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn thực sự tạo ra những sản phẩm dịch vụ xuất sắc cho người sử dụng. Chia sẻ những Case Study đó cho cộng đồng cùng biết, khả năng bạn có thể tìm được khách hàng thông qua những Case Study tương tự là rất cao.

Tái sử dụng nội dung vô số lần nhưng vẫn hiệu quả

Tại sao? Đơn giản Case Study của bạn là một Case Study thực, họ thành công khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp của bạn có năng lực thật. Cả 2 thông tin chân thật được đưa đến khách hàng, họ sẽ cảm nhận được ngay lập tức. Vì thế, bạn có thể tái sử dụng nội dung Case Study đó cho nhiều chiến dịch khác nhau.

Cách trình bày một Case Study hiệu quả

Kể chuyện chính là cách trình bày một Case Study hiệu quả nhất. Không chỉ dừng lại ở những lợi ích, con số mà khách hàng của bạn đã đạt được trong Case Study, bạn hãy biến Case Study đó trở thành một câu chuyện để dẫn dắt người đọc.

Xác định và phân tích Case Study

Để khách hàng của bạn có cảm tình với Case Study, bạn cần phải chân thành với họ trước. Bằng cách:

  • Chọn một khách hàng đã thực sự thành công và nổi bật hơn tất cả các trường hợp khác khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.
  • Họ có câu chuyện!
  • Xác định được bối cảnh của khách hàng đó. Ví dụ, trước khi gặp bạn họ ở trong những khó khăn gì, sau đó họ được giải quyết những gì?

Bạn cũng phải đảm bảo rằng, khách hàng của bạn không phải lúc nào cũng sẵn lòng và có thời gian để bạn hỏi. Vì vậy, ngay sau khi nhận được lời đồng ý phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi có thể kể được một câu chuyện.

Phân tích được những thông tin về cả người sẽ đọc:

  • Họ là ai?
  • Họ gặp những vấn đề gì tương ứng với Case Study?
  • Họ cần những thứ gì để giải quyết vấn đề của họ?
  • Khi giải quyết được vấn đề, họ đạt được những điều gì?

Sau khi xác định được những vấn đề trên, bạn tiến hành kể chuyện.

Xây dựng câu chuyện hấp dẫn

Xây dựng câu chuyện một cách thông thường là chưa đủ, dù rằng bạn đã đủ thông tin và viết xong một Case Study đấy. Tuy nhiên, để tỉ lệ người đọc trở thành khách hàng cao hơn, bạn vẫn phải nên làm cho câu chuyện hấp dẫn, chính xác là hấp dẫn với ngay cả những người không nằm trong nhóm đối tượng Case Study của bạn hướng đến.

  • Một câu chuyện cần có mở đầu với những thông tin cơ bản rằng đối tượng chính trong Case Study.
  • Bỗng một ngày, đối tượng gặp một vấn đề nghiêm trọng không thể giải quyết được.
  • Đối tượng đó đã giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng không hề thành công.
  • Đối tượng trên tiếp tục tìm giải pháp, cho đến lúc bạn xuất hiện.
  • Bằng sản phẩm và dịch vụ của mình, bạn đã giúp cho đối tượng trong Case Study giải quyết vấn đề.
  • Bạn nên nêu chi tiết cách giải quyết nhưng đừng tiết lộ hết bí mật.
  • Bạn kết thúc câu chuyện bằng cách nêu ra những kết quả đạt được sau đó của đối tượng.

Chú ý đến trải nghiệm về mặt thị giác

Nếu bài viết này, TinoHost không phân đề mục không đưa hình ảnh và tạo nhiều sự chú ý, chắc chắn bạn sẽ bấm nút Back chỉ với vài dòng đầu tiên. Vậy ở đây bạn sẽ cần phải chú ý đến những điểm trình bày sau:

  • Tiêu đề ngắn gọn và hấp dẫn
  • Hình ảnh phù hợp
  • In đậm những điểm sáng giá
  • Danh sách liệt kê những điều như lợi ích đạt được chẳng hạn.
  • Báo giá, tất nhiên bạn làm một Case Study để có thể bán được sản phẩm, vì thế một nút kêu gọi hành động và báo giá sản phẩm là cần thiết.

Tiêu đề

Để tạo ra một tiêu đề ngắn gọn và hiệu quả, bạn cần có các nội dung như: Tên thương hiệu (nếu thương hiệu trong Case Study của bạn thực sự nổi bật trên thị trường), những kết quả đạt được sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.

Hình ảnh

Tất nhiên, với một Case Study bạn không nhất thiết phải đưa cả trăm hình ảnh vào. Bạn chỉ cần đầu tư vào vài hình ảnh có chất lượng, thêm các nội dung như infographic, biểu đồ tăng trưởng,… Việc này sẽ giúp trải nghiệm thị giác của khách hàng tốt hơn, không quá đơn điệu. Bạn có thể xem ngay ví dụ bên dưới ảnh.

DỰ ÁN KHÁC

0911280456